Đợt băng giá, mưa tuyết xảy ra vào cuối tháng 1/2016 đã khiến gần 4.000 ha rừng đặc dụng Copia nằm ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã bị ảnh hưởng nặng nề, hàng loạt cây bị gãy đổ, bật gốc, rụng lá. Đến nay, sau hơn 1 tháng bị ảnh hưởng, những diện tích rừng này đang tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Theo chân các cán bộ kiểm lâm của Ban quản lý rừng Copia Thuận Châu, chúng tôi có mặt tại một điểm bị ảnh hưởng bởi băng tuyết thuộc địa bàn huyện Thuận Châu. Khu rừng Copia có tổng diện tích 16.000ha, gồm rừng nguyên sinh,rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh. Tại đây, màu xanh quen thuộc của những cánh rừng nay đã biến mất, thay vào đó là một màu xám của những thân cây, cành cây rơi rụng, nằm la liệt dưới mặt đất. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, phần lớn diện tích rừng đều bị ảnh hưởng bởi đợt băng tuyết vào cuối tháng 1/2016, thiệt hại nghiêm trọng nhất là ở các tiểu khu 260, 272, 253 thuộc xã Co Mạ và tiểu khu 263 thuộc xã Chiềng Bôm.
Ông Hoàng Hặc, Trưởng Ban quản lý rừng Copia Thuận Châu cho biết, băng tuyết gây ra thiệt hại ở hầu hết các khu vực của rừng, trong rừng nguyên sinh, nhiều cây gỗ lớn, từ 20 đến 30 năm tuổi cũng bị bật gốc và đổ xuống. Đối với rừng trồng, do còn nhỏ nên khả năng chống chịu với thời tiết kém, hơn nữa tuyết phủ kín lên trên mặt thực bì dẫn đến nhiều khu vực cây đã bị chết. Còn trong khu vực rừng khoanh nuôi tái sinh, chủ yếu là những cây giá trị không cao, cây nằm trên hai ta luy của tuyến đường 108 từ Thuận Châu đi Co Mạ nên đã bị đổ, gãy, khả năng tái sinh, phục hồi hầu như không còn.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Ban quản lý rừng Copia Thuận Châu, do ảnh hưởng của đợt băng tuyết xảy ra vào tháng 1/2016, gần 4.000 đặc dụng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau hơn 1 tháng kể từ khi bị ảnh hưởng bởi đợt băng tuyết, những cành cây, lá cây rơi xuống đã tạo thành một lớp thảm thực vật dày và khô, dễ bốc cháy. Nguy hiểm hơn, khi mùa khô đang đến, cháy rừng tại khu vực này là rất cao.
Ông Sùng A Say, cán bộ Ban quản lý rừng Copia Thuận Châu cho biết, mưa, băng tuyết xảy ra vào cuối tháng 1/2016 đã làm nhiều diện tích rừng bị ảnh hưởng. Mưa tuyết, băng giá bao phủ kín, làm gãy đổ cây rừng, chết thảm thực bì, tạo nên nguồn thực vật dễ gây cháy. Các kiểm lâm viên địa bàn đã tham mưu cho UBND các xã trong vùng có rừng xây dựng phương án tiếp tục tuyên truyền đến các bản, đến nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Trong những ngày vừa qua, tại khu vực này có nắng nóng đã làm cho những cành cây, lá cây bị rơi xuống đất bị khô đi, dẫn đến khả năng bắt lửa, xảy ra cháy rừng là rất cao. Đáng chú ý, trong tháng 2/2016, ở khu vực lân cận rừng Copia Thuận Châu thuộc địa bàn tại xã Co Mạ và Mường É, huyện Thuận Châu đã xảy ra 2 vụ cháy rừng gây thiệt hại khoảng 85 trồng. Do đó, công tác phòng cháy chữa cháy rừng giờ đây càng cấp thiết, bởi đây là thời điểm mùa khô, kèm theo gió Lào và đốt nương rẫy của người dân.
Để phòng chống cháy rừng, Chi cục kiểm lâm tỉnh và Ban quản lý rừng Copia Thuận Châu đã bố trí các trạm gác tạm thời để kiểm soát, không cho người dân vào rừng cũng như giám sát, kịp thời ứng phó khi có cháy rừng xảy ra.Với 4 trạm gác và một đội tuần tra cơ động, lực lượng chức năng của tỉnh đang nỗ lực để ngăn chặn xảy ra cháy rừng. Bởi nếu không tăng cường công tác bảo vệ, thì trong điều kiện các thảm thực bì phía dưới đã bị khô như hiện nay, khi xuất hiện cháy, bùng phát, lây lan sang các khu vực khác là rất lớn, và khó có thể kiểm soát được.
Ông Hoàng Hặc, Trưởng Ban quản lý rừng Copia Thuận Châu cho biết thêm , sau khi xảy ra băng tuyết làm thiệt hại nhiều diện tích rừng, Ban quản lý đã phân công cán bộ bám sát các khu vực do băng tuyết gây ra, phân công trực và xây dựng 4 trạm dã chiến để bảo vệ các khu vực trọng điểm; p hối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương chỉ đạo các lực lượng phối hợp với B an quản lý để bảo vệ những khu vực xảy ra thiệt hại.
Hiện, huyện Thuận Châu đã thành lập hơn 500 tổ, đội phòng cháy, chữa cháy rừng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có cháy rừng xảy ra. Lực lượng kiểm lâm huyện Thuận Châu cũng đã được tăng cường để bảo vệ rừng tại các địa bàn trọng yếu, xảy cháy cao như rừng Copia.
Theo chân các cán bộ kiểm lâm của Ban quản lý rừng Copia Thuận Châu, chúng tôi có mặt tại một điểm bị ảnh hưởng bởi băng tuyết thuộc địa bàn huyện Thuận Châu. Khu rừng Copia có tổng diện tích 16.000ha, gồm rừng nguyên sinh,rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh. Tại đây, màu xanh quen thuộc của những cánh rừng nay đã biến mất, thay vào đó là một màu xám của những thân cây, cành cây rơi rụng, nằm la liệt dưới mặt đất. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, phần lớn diện tích rừng đều bị ảnh hưởng bởi đợt băng tuyết vào cuối tháng 1/2016, thiệt hại nghiêm trọng nhất là ở các tiểu khu 260, 272, 253 thuộc xã Co Mạ và tiểu khu 263 thuộc xã Chiềng Bôm.
Ông Hoàng Hặc, Trưởng Ban quản lý rừng Copia Thuận Châu cho biết, băng tuyết gây ra thiệt hại ở hầu hết các khu vực của rừng, trong rừng nguyên sinh, nhiều cây gỗ lớn, từ 20 đến 30 năm tuổi cũng bị bật gốc và đổ xuống. Đối với rừng trồng, do còn nhỏ nên khả năng chống chịu với thời tiết kém, hơn nữa tuyết phủ kín lên trên mặt thực bì dẫn đến nhiều khu vực cây đã bị chết. Còn trong khu vực rừng khoanh nuôi tái sinh, chủ yếu là những cây giá trị không cao, cây nằm trên hai ta luy của tuyến đường 108 từ Thuận Châu đi Co Mạ nên đã bị đổ, gãy, khả năng tái sinh, phục hồi hầu như không còn.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Ban quản lý rừng Copia Thuận Châu, do ảnh hưởng của đợt băng tuyết xảy ra vào tháng 1/2016, gần 4.000 đặc dụng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau hơn 1 tháng kể từ khi bị ảnh hưởng bởi đợt băng tuyết, những cành cây, lá cây rơi xuống đã tạo thành một lớp thảm thực vật dày và khô, dễ bốc cháy. Nguy hiểm hơn, khi mùa khô đang đến, cháy rừng tại khu vực này là rất cao.
Ông Sùng A Say, cán bộ Ban quản lý rừng Copia Thuận Châu cho biết, mưa, băng tuyết xảy ra vào cuối tháng 1/2016 đã làm nhiều diện tích rừng bị ảnh hưởng. Mưa tuyết, băng giá bao phủ kín, làm gãy đổ cây rừng, chết thảm thực bì, tạo nên nguồn thực vật dễ gây cháy. Các kiểm lâm viên địa bàn đã tham mưu cho UBND các xã trong vùng có rừng xây dựng phương án tiếp tục tuyên truyền đến các bản, đến nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Trong những ngày vừa qua, tại khu vực này có nắng nóng đã làm cho những cành cây, lá cây bị rơi xuống đất bị khô đi, dẫn đến khả năng bắt lửa, xảy ra cháy rừng là rất cao. Đáng chú ý, trong tháng 2/2016, ở khu vực lân cận rừng Copia Thuận Châu thuộc địa bàn tại xã Co Mạ và Mường É, huyện Thuận Châu đã xảy ra 2 vụ cháy rừng gây thiệt hại khoảng 85 trồng. Do đó, công tác phòng cháy chữa cháy rừng giờ đây càng cấp thiết, bởi đây là thời điểm mùa khô, kèm theo gió Lào và đốt nương rẫy của người dân.
Để phòng chống cháy rừng, Chi cục kiểm lâm tỉnh và Ban quản lý rừng Copia Thuận Châu đã bố trí các trạm gác tạm thời để kiểm soát, không cho người dân vào rừng cũng như giám sát, kịp thời ứng phó khi có cháy rừng xảy ra.Với 4 trạm gác và một đội tuần tra cơ động, lực lượng chức năng của tỉnh đang nỗ lực để ngăn chặn xảy ra cháy rừng. Bởi nếu không tăng cường công tác bảo vệ, thì trong điều kiện các thảm thực bì phía dưới đã bị khô như hiện nay, khi xuất hiện cháy, bùng phát, lây lan sang các khu vực khác là rất lớn, và khó có thể kiểm soát được.
Ông Hoàng Hặc, Trưởng Ban quản lý rừng Copia Thuận Châu cho biết thêm , sau khi xảy ra băng tuyết làm thiệt hại nhiều diện tích rừng, Ban quản lý đã phân công cán bộ bám sát các khu vực do băng tuyết gây ra, phân công trực và xây dựng 4 trạm dã chiến để bảo vệ các khu vực trọng điểm; p hối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương chỉ đạo các lực lượng phối hợp với B an quản lý để bảo vệ những khu vực xảy ra thiệt hại.
Hiện, huyện Thuận Châu đã thành lập hơn 500 tổ, đội phòng cháy, chữa cháy rừng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có cháy rừng xảy ra. Lực lượng kiểm lâm huyện Thuận Châu cũng đã được tăng cường để bảo vệ rừng tại các địa bàn trọng yếu, xảy cháy cao như rừng Copia.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét