Trong tiến trình đàm phán, vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng (VNGO) rất quan trọng để tạo sự đồng thuận trong xã hội, dự báo được tác động tiêu cực, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, cũng như các tổ chức này có thể tác động nhằm đảm bảo sự minh bạch của tiến trình và chuyền tải đươc những ý kiến đóng góp, mối quan tâm của các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng và doanh nghiệp chế biên gỗ đến các nhà hoạch định chính sách trong tiến trình VPA-FLEGT (Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản).
Năm 2012, VNGO-FLEGT đã tổ chức tham vấn cộng đồng về gỗ hợp pháp tại 33 thôn, 14 xã và 06 huyện tại Yên Bái, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Bà Rịa- Vũng Tàu. Các kết quả tham vấn cộng đồng đã đóng góp vào “Định nghĩa gỗ hợp pháp (LD)” và “Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS)” là 2 văn bản quan trọng đang đàm phán giữa Việt Nam và EU.
Năm 2013, VNGO-FLEGT thực hiện Đánh giá tác động sinh kế (LIA) của VPA-FLEGT. Theo đó, 03 nhóm dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng nhưng không có đất rừng, nhóm hộ trồng rừng trên đất không có quyền sử dụng đất, nhóm hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ (xưởng mộc, làng nghề). Đánh giá đã đưa ra khuyến nghị về giao đất giao rừng, cấp quyền sử dụng đất, quyền theo luật tục, hay các quy định về đăng ký doanh nghiệp, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm lao động…
Cũng trong năm 2013, VNGO-FLEGT cũng đã nghiên cứu, một số điều khoản của Luật BVPR Rừng (2004) và chỉ ra những bất cập về địa vị pháp lý của hộ gia đình và cộng đồng trong lâm nghiệp, nghĩa vụ đối với quản lý rừng, quyền sử dụng đất gắn với sử dụng rừng, cơ chế thưởng phạt, vay vốn, chia sẻ lợi ích, giám sát…
Năm 2014, triển khai nghiên cứu điểm về tác động sinh kế ở 2 huyện trung du phía Bắc (Phú Lương và Yên Bình) và 2 làng nghề mộc vùng Đồng bằng sông Hồng (Đồng Kỵ, Hữu Bằng). Kết quả cho thấy, về lâu về dài khi các hộ sản xuất có đủ khả năng thích nghi, ngành sản xuất gỗ sẽ được cải tổ, các hộ có khả năng thích nghi tốt hơn sẽ có điều kiện để phát triển sản xuất do thị trường xuất khẩu được mở rộng và giá cả cạnh tranh.
Năm 2015, tiến hành điều tra cơ bản để phục vụ cho giám sát độc lập về khả năng tuân thủ gỗ hợp pháp ở cấp hộ gia đình. Tiến trình giám sát độc lập được thí điểm tại 4 tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Bình Định, Kon Tum, với mục tiêu cuối cùng là theo dõi năng lực tuân thủ của các nhóm dễ bị tổn thương, đồng thời cũng phát hiện và kêu gọi thay đổi chính sách để hỗ trợ các nhóm này.
Đặc biệt VNO-FLEGT đã viết và gửi đi 10 khuyến nghị chính sách tới các bên liên quan; tổ chức các cuộc gặp gỡ định kỳ với Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN), thực hiện chương trình hợp tác giữa TCLN và Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), rà soát và góp ý Thông tư thay thế Thông tư 35 về hướng dẫn thực hiện khai thác và lâm sản ngoài gỗ; tham gia ban chỉ đạo chương trình UNREDD (PEB); tham gia tiểu ban kỹ thuật về các biện pháp Đảm bảo an toàn, chương trình REDD ; hỗ trợ thành lập mạng lưới FLEGT…
Đại diện Tổng cục Lâm Nghiệp, bà Nguyễn Tường Vân đánh giá cao những đóng góp của VNGO vào tiến trình đàm phán, tổ chức tham vấn lấy ý kiến của người dân, cộng đồng địa phương về các nội dung cam kết trong Hiệp định VPA: LD, VNTLAS, cấp phép (SRD, VNGO- FLEGT, PAN NATURE); Nâng cao nhận thức, tăng cường truyền thông về tiến trình đàm phán VPA cho các nhóm đối tượng khác nhau: cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, hộ gia đình (CED, PAN NATURE, CORENARM); Đào tạo nâng cao năng lực cho các VNGO, doanh nghiệp, cộng đồng: SRD, CED, Viện QLRBV và CCR/NEP Con, Pan Nature, CORERNAM; Phản biện, đóng góp ý kiến trực tiếp về các nội dung của VPA; Nghiên cứu đánh giá tác động của VPA ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng như doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ trồng rừng, doanh nghiệp nhập khẩu gỗ.
Và để làm tốt vai trò của mình trong tiến trình đàm phán và thực hiện VPA các VNGO Việt Nam cần có đủ năng lực, thông tin và nguồn lực tài chính cũng như phải phối hợp chặt chẽ với nhau để tăng tính hiệp lực và hiệu quả, nên xây dựng cơ chế điều phối giữa các tổ chức VNGO hoạt động trong lĩnh vực FLEGT.
Đóng góp của những VNGO vào tiến trình VPA-FLEGT được đưa ra tại hội thảo “Vai trò của các tổ chức xã hội trong tiến trình đàm phán và thực hiện VPA-FLEGT” ngày 06/04 tại Hà Nội. -Ảnh: Phương Thảo/Tinmoitruong.vn
Được hình thành từ năm 2012, đến nay với 59 thành viên, với mục tiêu tham gia đóng góp tích cực và có giá trị vào quá trình đàm phán và thực thi VPA-FLEGT, góp phần thực hiện kế hoạch quản lý, bảo vệ phát triển rừng của Việt Nam đến năm 2020. Nắm vững được vai trò của mình, những năm vừa qua, các VNGO- FLEGT (mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và thương mại Lâm sản) đã có nhiều hoạt động thiết thực để đóng góp vào trong tiến trình đàm phán VPA-FLEGT.
Năm 2012, VNGO-FLEGT đã tổ chức tham vấn cộng đồng về gỗ hợp pháp tại 33 thôn, 14 xã và 06 huyện tại Yên Bái, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Bà Rịa- Vũng Tàu. Các kết quả tham vấn cộng đồng đã đóng góp vào “Định nghĩa gỗ hợp pháp (LD)” và “Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS)” là 2 văn bản quan trọng đang đàm phán giữa Việt Nam và EU.
Năm 2013, VNGO-FLEGT thực hiện Đánh giá tác động sinh kế (LIA) của VPA-FLEGT. Theo đó, 03 nhóm dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng nhưng không có đất rừng, nhóm hộ trồng rừng trên đất không có quyền sử dụng đất, nhóm hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ (xưởng mộc, làng nghề). Đánh giá đã đưa ra khuyến nghị về giao đất giao rừng, cấp quyền sử dụng đất, quyền theo luật tục, hay các quy định về đăng ký doanh nghiệp, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm lao động…
Cũng trong năm 2013, VNGO-FLEGT cũng đã nghiên cứu, một số điều khoản của Luật BVPR Rừng (2004) và chỉ ra những bất cập về địa vị pháp lý của hộ gia đình và cộng đồng trong lâm nghiệp, nghĩa vụ đối với quản lý rừng, quyền sử dụng đất gắn với sử dụng rừng, cơ chế thưởng phạt, vay vốn, chia sẻ lợi ích, giám sát…
Năm 2014, triển khai nghiên cứu điểm về tác động sinh kế ở 2 huyện trung du phía Bắc (Phú Lương và Yên Bình) và 2 làng nghề mộc vùng Đồng bằng sông Hồng (Đồng Kỵ, Hữu Bằng). Kết quả cho thấy, về lâu về dài khi các hộ sản xuất có đủ khả năng thích nghi, ngành sản xuất gỗ sẽ được cải tổ, các hộ có khả năng thích nghi tốt hơn sẽ có điều kiện để phát triển sản xuất do thị trường xuất khẩu được mở rộng và giá cả cạnh tranh.
Năm 2015, tiến hành điều tra cơ bản để phục vụ cho giám sát độc lập về khả năng tuân thủ gỗ hợp pháp ở cấp hộ gia đình. Tiến trình giám sát độc lập được thí điểm tại 4 tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Bình Định, Kon Tum, với mục tiêu cuối cùng là theo dõi năng lực tuân thủ của các nhóm dễ bị tổn thương, đồng thời cũng phát hiện và kêu gọi thay đổi chính sách để hỗ trợ các nhóm này.
Đặc biệt VNO-FLEGT đã viết và gửi đi 10 khuyến nghị chính sách tới các bên liên quan; tổ chức các cuộc gặp gỡ định kỳ với Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN), thực hiện chương trình hợp tác giữa TCLN và Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), rà soát và góp ý Thông tư thay thế Thông tư 35 về hướng dẫn thực hiện khai thác và lâm sản ngoài gỗ; tham gia ban chỉ đạo chương trình UNREDD (PEB); tham gia tiểu ban kỹ thuật về các biện pháp Đảm bảo an toàn, chương trình REDD ; hỗ trợ thành lập mạng lưới FLEGT…
Đại diện Tổng cục Lâm Nghiệp, bà Nguyễn Tường Vân đánh giá cao những đóng góp của VNGO vào tiến trình đàm phán, tổ chức tham vấn lấy ý kiến của người dân, cộng đồng địa phương về các nội dung cam kết trong Hiệp định VPA: LD, VNTLAS, cấp phép (SRD, VNGO- FLEGT, PAN NATURE); Nâng cao nhận thức, tăng cường truyền thông về tiến trình đàm phán VPA cho các nhóm đối tượng khác nhau: cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, hộ gia đình (CED, PAN NATURE, CORENARM); Đào tạo nâng cao năng lực cho các VNGO, doanh nghiệp, cộng đồng: SRD, CED, Viện QLRBV và CCR/NEP Con, Pan Nature, CORERNAM; Phản biện, đóng góp ý kiến trực tiếp về các nội dung của VPA; Nghiên cứu đánh giá tác động của VPA ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng như doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ trồng rừng, doanh nghiệp nhập khẩu gỗ.
Và để làm tốt vai trò của mình trong tiến trình đàm phán và thực hiện VPA các VNGO Việt Nam cần có đủ năng lực, thông tin và nguồn lực tài chính cũng như phải phối hợp chặt chẽ với nhau để tăng tính hiệp lực và hiệu quả, nên xây dựng cơ chế điều phối giữa các tổ chức VNGO hoạt động trong lĩnh vực FLEGT.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét